Bố trí bể nước, bể phốt và đường cấp thoát nước nhà ở theo phong thủy

Danh mục bài viết
Ngày nay việc thi công một ngôi nhà công đoạn quan trọng đầu tiên chính là việc đặt bể phốt và bể nước và đường cấp thoát nước. Bởi bể phốt, bể nước và đường cấp thoát nước là một trong những hạng mục không thể thiếu trong các gia đình hoặc trong cả khu chung cư. Nó ảnh hưởng rất lớn đến những sinh hoạt thường ngày của nhà bạn. Còn trong phong thủy vị trí đặt bể phốt, bể nước có ảnh hưởng đến vượng khí và tài lộc của chủ nhà. Trong bài viết này chuyên gia của Nhà Việt Phong thủy sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm không thể bỏ qua về việc bố trí bể nước, bể phốt và đường cấp thoát nước sao cho hợp phong thủy.

1. Cách đặt bể nước ăn và bể phốt theo phong thủy

Đối với việc bố trí nhà cổ điển thì bể nước ăn và cả bể phốt đều được bố trí nằm ngoài nhà vì vậy sự ảnh hưởng cát hung đến ngôi nhà không lớn lắm. Tuy nhiên đối với nhà ở hiện đại do diện tích đất sử dụng eo hẹp và do nhu cầu muốn sử dụng công trình khép kín nên bể nước ăn và bể phốt đa phần được bố trí cùng trong khuôn viên nhà ở, cũng chính vì thế mà sự ảnh hưởng của nó khá lớn.
 
Để bốt trí bể nước ngầm và bể phốt trong nhà chỉ cần đảm bảo yếu tố vị trí.
 
Đối với bể nước ăn cần chọn ra vị trí các cung tốt như Lộc, Mã, Quý nhân là tốt nhất, thứ tới các cung cát trong 16 cung của cửu trung trạch vận. Tuy nhiên phải chọn cung có ngũ hành hay tương hòa, tức là các cung có cát tinh với ngũ hành thuộc Thủy, Kim hay Mộc.
 
Ngược lại, đối với bể phốt cần chọn các cung có hung tinh như Đại sát, Thiên hình, Độc hỏa. Nếu bố trí bể phốt tại các vị trí của hung tinh này thì có giá trị trấn áp các hung tinh đó. Nếu không tính được các hung sát tinh này có thể đặt tại các cung hung trong 16 cung của Huyền không trạch vận.
 

2. Tuyệt đối kiêng kị điều gì của việc đặt bể nước và bể phốt.

Đối với bể nước ăn cũng như bể phốt khi bố trí ngoài việc phải tuân theo quy định về các cung cát hung như đã nêu thì còn phải đảm bảo một số điều kiêng kị sau:
 
- Không được đặt tại vị trí trung cung (giữa nhà). Bởi vị trí trung cung thuộc Thổ, lại là nơi quy tụ của 8 phương cần phải vượng không thích hợp suy tuyệt. Nhưng bể nước hay bể phốt chủ về Thủy là Thủy Thổ tương khắc, làm Thổ trung ương suy yếu không tốt. Bể nước đặt ở đó không tốt, bể phốt lại càng không tốt vì bể phốt không những thuộc Thủy mà còn là thối Thủy nên sát càng mạnh.
 
- Không được đặt dưới phòng ngủ. Phòng ngủ tuy cần yên tĩnh, thuộc âm nhưng không được âm quá vượng, nếu âm quá vượng sẽ làm lệch sự cân bằng cần thiết của cơ thể. Vậy mà bể nước và bể phốt lại là âm thủy vượng. Bể nước với tính chất âm thủy vượng nết đặt dưới phòng ngủ lại là ngay dưới giường ngủ sẽ hút hết dương khí của con người khiến sinh ra nhiều bệnh tật như phù thũng, thấp khớp, bệnh suy thận dương, rối loạn tiêu hóa, hay những bệnh về máu huyết…Lại cũng làm giảm ý chí phấn đấu và khả năng thành công của những con người ngủ trên giường đó. Dĩ nhiên đó là đối với bể nước, còn đối với bể phốt là âm sát thối thủy thì tính chất nguy hại và mức độ ảnh hưởng còn lớn hơn nhiều.
 
- Không được bố trí bể nước hay bể phốt có tâm nằm trên chính tuyến bản mệnh hay tuyến Đào hoa sát. Không được bố trí tâm bể nước hay bể phốt nằm trên chính tuyến bản mệnh bởi bể nước, bể phốt thuộc Thủy cũng như bếp thuộc Hỏa là hai tuyến Thủy Hỏa quá mạnh, nếu bố trí trên chính tuyến bản mệnh có thể ứng hợp và cộng hưởng vào bản mệnh làm lệch sự cân bằng của tứ trụ. Trong quá trình xem xét tứ trụ cho mọi người đã có rất nhiều trường hợp tứ trụ bị ảnh hưởng do yếu tố địa lý này.
 
Ngoài những điều nếu ta chung cho bể nước ăn và bể phốt thì riêng đối với bể phốt còn kỵ đặt dưới khu vực bàn thờ hay khu vực đặt bếp nếu bàn thờ và bếp đặt tại tầng trệt. Bể phốt nên bố trí ngoài nhà hay ngay dưới khu vệ sinh là tốt nhất.

3. Cách bố trí đường nước đón vượng khí, tài lộc cho gia chủ (Tiêu nạp thủy)

Phong thủy dương cơ hết sức quan tâm tới vấn đề tiêu thủy và nạp thủy (cấp thoát nước). Tiêu thủy nạp thủy đúng sẽ khiến cho ngôi nhà vượng khí, tài lộc tích tụ, kinh doanh thuận lợi, thành đạt. Tiêu nạp thủy sai sẽ khiến cho tài lộc trôi tuột đi, tán phát, làm ăn khó khăn, lại hay gây ra tai họa bệnh tật. Vì vậy tiêu thủy nạp thủy phải đúng nguyên tắc, phù hợp với hướng tinh của mệnh trạch bàn.
 
Trong Huyền không đại quái thành tập có viết:
“Hướng tinh thất lệnh bất nạp thủy
Vượng khí đương quyền mạch thủy tiêu”
 
Nghĩa là khi trong mệnh trạch những phương có hướng thất tinh lệnh thì không nên nạp thủy. Những phương này chỉ có thể tiêu thủy. Ngược lại những phương có hướng tinh đương lệnh thì khí lực của nó mạnh mẽ, hùng hậu có thể khống chế toàn bộ khí trường của tinh bàn, nên nó có thể đón được thủy tới hóa thành tài lộc. Ngược lại hướng tinh thất lệnh thì khí lực suy thoái, tù đọng hàm chứa nhiều tử sát khí cần cho tiêu thủy để mượn thủy tải khí mà tiêu sát nên là tốt đẹp vậy.
 
Vậy thế nào là hướng tinh đương lệnh và hướng tinh thất lệnh?
 

Hướng tinh đương lệnh

 
Vận 1: Nhất bạch, Nhị hắc, Tam bích
 
Vận 2: Nhị hắc, Tam bích , Tứ lục
 
Vận 3: Tam bích, Tứ lục, Ngũ hoàng
 
Vận 4: Tứ lục, Ngũ hoàng, Lục bạch
 
Vận 5: Ngũ hoàng, Lục bạch, Thất xích
 
Vận 6: Lục bạch, Thất xích, Bát bạch
 
Vận 7: Thất xích, Bát bạch, Cửu tử
 
Vận 8: Bát bạch, Cửu tử, Nhất bạch
 
Vận 9: Cửu tử, Nhất bạch, Nhị hắc
 
Đó là những hướng tinh đương lệnh. Những hướng tinh còn lại là thất lệnh.
 

Thông quan vượng khí

 
Sự nối liền sơn hướng giữa hai cung liền kề theo một nguyên tắc nhất định gọi là thông quan. Như hướng tinh của hai cung liền kề mà có các số (1-6), (2-7), (4-9) thì gọi là thông quan. Nếu trong hai số đó lại có một số đương lệnh (tức vượng khí đúng vận) thì sẽ kéo theo số kia cũng vượng và vì vậy mà gọi là Thông quan Vượng khí.
 
Khí hướng tinh đã thông quan thì ngũ hành của nó không còn lấy theo ngũ hành ban đầu mà ngũ hành của nó phụ thuộc vào sự thông quan đó. Nếu là số thông quan:
 
1-6: thuộc hành Thủy
 
2-7: thuộc hành Hỏa
 
3-8: thuộc hành Mộc
 
4-9: thuộc hành Kim
 
Như vậy thì khí thông quan chỉ có bốn hành là Thủy Mộc Hỏa Kim. Không có hành Thổ. Ngũ hành của Thổ thuộc trung cung nên không có thông quan.
 
=> Xem ngay 500+ mẫu thiết kế kiến trúc chuẩn phong thủy!


Huyền không ngũ hành của 24 sơn

 
Theo Huyền không thì 24 sơn mệnh ngũ hành như sau:
 
Bính Đinh Ất Dậu thuộc Hỏa
 
Càn Khôn Mão Ngọ thuộc Kim
 
Hợi Quý Cấn Giáp thuộc Mộc
 
Tuất Canh Sửu Mùi thuộc Thổ
 
Tý Dần Thìn Tốn Tị Tân Thân Nhâm thuộc Thủy
 

Huyền không ngũ hành ca:

“Ất Dậu Bính Đinh nguyên thuộc Hỏa.
Càn Khôn Mão Ngọ Kim đồng tọa
Hợi Quý Cấn Giáp thị Mộc thần
Dần Thân Tân Tốn kiêm Tý Tị
Hợp dữ Thìn Nhâm bát Thủy thần
Tuất Canh Sửu Mùi tứ vị Thổ
Huyền không ngũ hành tác bảo chân.”

Nguyên tắc tiêu nạp thủy

 
Lấy cung đương lệnh để triều lai thủy. Lấy cung thất lệnh để phóng xuất thủy.
 
Dùng ngang hòa, sinh nhập, khắc nhập là cát. Dùng sinh xuất, khắc xuất là hung.
 
Lấy 24 sơn (theo Huyền không ngũ hành) của phương lai thủy phóng thủy ròi so sánh với sao của hướng tinh trên vận bàn. Nếu ngang hòa, sinh nhập, khắc nhập với hướng tinh đương lệnh là cát. Dùng để nạp thủy (đưa đường nước ăn vào nhà). Nếu sinh ra xuất, khắc xuất với hướng tinh đương lệnh là hung không dùng.
 
Ngược lại nếu so sánh 24 sơn của phương tiêu nạp thủy với hướng tinh thất lệnh nếu sinh ra sinh xuất, khắc xuất là càng hung. Dùng để tiêu thủy (đưa nước thải ra khỏi nhà).
Cụ thể: Nhà tọa Hợi hướng Tỵ, nhập trạch vận 8. Tính tiêu nạp thủy
Trong vận 8 thì các sao 8,9,1 là Vượng khí. Ở đây xét thủy nên ta xét hướng tinh. Ở các cung Tốn, Chấn, Khôn có hướng tinh đương lệnh vượng khí. Ngoài ra thông quan vượng khí (8-3), (4-9), tức cung Ly và Cấn cũng được vượng khí nhờ thông quan.
Như vậy các cung Tốn, Chấn, Khôn, Ly, Cấn vượng khí dùng để nạp thủy (nhưng cung Tốn ở chính lối ra vào không dùng).  Các cung còn lại dùng để tiêu thủy.
Nhưng trong mỗi cung lại gồm có 3 sơn thì phải chọn sơn nào cho hợp lý? Chẳng hạn như thực tế địa hình nhà này có thể chọn nạp thủy ở cung Chấn thì ta phải chọn sơn nào trong ba sơn thuộc cung Chấn là Giáp, Mão, Ất?
Theo Huyền không  ngũ hành đã nêu trên thì Giáp thuộc Mộc; Mão thuộc Kim; Ất thuộc Hỏa.
Tiêu nạp thủy chỉ xét sao hướng, vậy (9-4) thông quan hành Kim khắc hành Mộc của sơn Giáp, là khắc xuất, nên bỏ không dùng sơn Giáp. Kim đồng hành kinh của sơn Mão, là ngang hòa, tốt, nên sơn Mão  có thể dùng để nạp thủy. hành Hỏa Sơn ất khắc Kim là khắc nhập cũng tốt cho nạp thủy. Như vậy trong cung Chấn ta chỉ nên dùng Mão hoặc sơn Ất để nạp thủy mà thôi.

 4. Những kiêng kỵ của phép tiêu nạp thủy

Kị lộ tiễn xuyên tâm tức dù có là phương cát cũng không được đặt đường nạp thủy thẳng chính hướng mặt tiền hay mặt hậu ngôi nhà phóng tới.
 
Kỵ trực suy bối diện, tức là dù có phương có thể tiêu thủy được nhưng cũng không được dùng phương chính giữa lưng hay hướng nhà để làm đường thoát nước đi (tiêu thủy).
 
Kỵ phương đào hoa sát mệnh hay phương bản mệnh cung. Tức là cả phương bản mệnh của chủ nhà hay phương đào hoa của bản mệnh chủ nhà cũng không nên tiêu nạp thủy.
 
Nếu dùng phương bản mệnh tiêu thủy e rằng phát sinh tai họa ốm đau. Còn dùng phương đào hoa thì phát sinh đào hoa sát thủy.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế kiến trúc, Chúng tôi cam kết luôn đưa ra các phương án phù hợp nhất với khoảng đất, kinh tế của gia chủ và đặc biệt chuẩn phong thủy để mang lại tài lộc, vượng khí, và công danh cho gia chủ. Bạn đang lên ý tưởng cho ngôi nhà trong mơ của mình, đừng lăn tăn hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Kiến trúc sư giỏi tư vấn hoàn toàn miễn phí. Mời bạn tham khảo bản vẽ chi tiết các mẫu nhà mới nhất tại đây!

 

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Nội dung