Ghim ngay mẫu nội thất phòng bếp làm mê mẩn các chị em nội trợ

Danh mục bài viết
Luôn có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, do vậy, khởi nguồn cho một tổ ấm hạnh phúc là căn bếp đỏ lửa, nơi người phụ nữ thể hiện tình yêu với gia đình. Nội thất phòng bếp rất đa dạng và phong phú theo nhiều phong cách, chất liệu … mà Nhà Việt Phong Thủy muốn gợi ý đến bạn ngay sau đây!

Mẫu thiết kế nội thất phòng bếp

Bạn có thể lựa chọn thiết kế nội thất phòng bếp theo phong cách hiện đại, tân cổ, cao cấp hay đơn giản, miễn sao hài hòa với phong cách thiết kế nội thất chung của toàn bộ ngôi nhà và nhu cầu sử dụng của gia đình mình.

Nội thất phòng bếp hiện đại

Không gian phòng bếp với đồ nội thất và trang thiết bị hiện đại, gọn gàng sẽ là nguồn cảm hứng bất tận cho người phụ nữ tạo ra những bữa ăn ngon cho gia đình.

Mẫu nội thất phòng bếp phong cách hiện đại sang trọng, thanh lịch

Nội thất phòng bếp cổ điển

Nội thất phòng bếp cổ điển thể hiện sự đẳng cấp, xa hoa, quý tộc của chủ nhân ngôi biệt thự, dinh thự nguy nga. Hoa văn cầu kỳ cùng với những món đồ trang trí đắt tiền sẽ làm con người ta choáng ngợp, xuýt xoa khi nhìn ngắm.

Nội thất phòng bếp tân cổ điển

Hòa trộn giữa phong cách cổ điển và hiện đại, nội thất phòng bếp tân cổ điển mang lại sự tinh tế, lãng mạn và sang trọng. Chủ nhà có rất nhiều cách để trang trí phòng bếp theo phong cách này.

Nội thất phòng bếp châu âu

Nội thất phòng bếp sẽ trở nên tinh tế, hiện đại với phong cách Châu Âu từ đơn giản đến cầu kỳ.

Nội thất phòng bếp cao cấp

Nói đến phòng bếp cao cấp, ta sẽ liên tưởng ngay đến những món đồ nội thất, thiết bị bếp nhập khẩu, được sản xuất từ những nhãn hàng danh tiếng trong nước và trên thế giới. Phòng bếp lung linh từ những viên đá ốp sáng loáng, hay tủ bếp sang trọng…

Nội thất phòng bếp thông minh

Cuộc sống hiện đại, nhộn nhịp càng thúc đẩy các gia đình và bà nội trở sử dụng nội thất thông minh cho ngôi nhà và căn bếp của mình. Những tiện ích mà nội thất phòng bếp thông minh mang lại chắc chắn sẽ đem đến một cuộc sống an nhàn, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn nâng cao dinh dưỡng và chất lượng bữa ăn gia đình.

Nội thất phòng bếp đơn giản

Không cần cầu kỳ, hào nhoáng, nội thất phòng bếp đơn giản vẫn đáp ứng được tiêu chí đầy đủ tiện ích công năng cho bà nội trợ thỏa sức sáng tạo món ngon. 

Nội thất phòng bếp bằng gỗ

Vật liệu gỗ không thể thiếu trong mọi không gian nội thất, và với phòng bếp cũng vậy. Chủ nhà có thể lựa chọn gỗ tự nhiên hoặc gỗ nhân tạo để đóng hoặc đặt hàng tủ bếp, kệ bếp đẹp mắt và ấm cúng.

Nội thất phòng bếp gỗ tự nhiên
Nội thất phòng bếp gỗ tự nhiên lâu nay luôn được ưa chuộng nhờ vẻ đẹp và đường nét tinh tế của nó mang lại. Dù trên thị trường đa dạng với các loại vật liệu khác nhau thì tủ bếp, kệ bếp bằng gỗ tự nhiên vẫn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Các loại gỗ tự nhiên để làm tủ bếp hay kệ bếp như: gỗ sồi (Nga, Mỹ), gỗ dổi, gỗ hương, gỗ xoan đào…


Nội thất phòng bếp gỗ công nghiệp/ tủ bếp gỗ công nghiệp
Cùng niềm yêu thích sử dụng vật liệu gỗ cho phòng bếp, nhiều gia chủ lựa chọn gỗ công nghiệp thay vì gỗ tự nhiên nhờ những ưu điểm về giá, mẫu mã và chất lượng không hề thua kém.
Các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp, kệ bếp gồm: gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF, gỗ Plywood, gỗ ghép thanh, ván gỗ nhựa.
Các mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay:
-    Tủ bếp gỗ công nghiệp MDF
-    Tủ bếp gỗ công nghiệp An Cường
-    Tủ bếp gỗ công nghiệp Acrylic

Nội thất phòng bếp gỗ công nghiệp nhẹ nhàng, thanh thoát

Trang trí nội thất phòng bếp

Cách bố trí nội thất phòng bếp

Nội thất phòng bếp chữ U
Nội thất phòng bếp với tủ bếp chữ U là lựa chọn thông mình cho nhà bếp có diện tích lớn. Tủ bếp chữ U ôm sát tường, tiết kiệm diện tích, mang lại không gian lưu trữ và bày biện rộng rãi. Thiết kế hình chữ U khiến không gian cân xứng, bắt mắt. Các bà nội trợ thỏa sức sắp xếp, bày biện đồ dùng dụng cụ, cũng như thành quả của mình.


Nội thất phòng bếp chữ L
Nếu bố trí nội thất phòng bếp chữ U phù hợp với nhà bếp có diện tích lớn, thì bố trí nội thất phòng bếp chữ L phù hợp với hầu hết các không gian, từ diện tích bếp cỡ trung đến nhỏ.
Nội thất với tủ bếp chữ L sẽ giúp các bà nội trợ có thêm không gian lưu trữ tối đa và giảm thiểu việc đi lại trong quá trình nấu nướng.


Nội thất phòng bếp chữ I
Nếu bố trí nội thất tủ bếp chữ U, chữ L, gia đình sẽ có thêm các chức năng phụ như khu soạn, ra đồ, bàn bar … thì bếp chữ I chỉ đơn giản với chức năng nấu một chiều, phù hợp với diện tích nhà bếp nhỏ, ít thành viên, nấu nướng đơn giản. Bếp chữ I đảm bảo chức năng chính cơ bản là nấu nướng và rửa.
Nói như vậy không có nghĩa bếp chữ I không được gia chủ chăm chút đẹp mắt, ấn tượng với những vật liệu gỗ, ốp đá …


Nội thất phòng bếp bố trí kiểu song song
Giải pháp cho phòng bếp hẹp chiều rộng và chiều sâu là bố trí nội thất, tủ bếp song song, giúp tận dụng tối đa diện tích nhà bếp. Đúng như tên gọi, tủ bếp sẽ được bố trí song song, một bên là bếp nấu, bên còn lại là chậu rửa. Hoặc một bên bố trí chậu rửa, bếp nấu, còn bên kia sẽ là khu thực phẩm đồ khô, tủ lạnh …

Thiết bị nội thất nhà bếp

Nội thất phòng bếp gồm những gì?
5 món đồ không thể thiếu trong bất kỳ căn bếp nào, gồm:
-    Bàn ăn: Nơi cả gia đình quây quần và thưởng thức món ngon nóng hổi từ bàn tay khéo léo của mẹ.
-    Tủ bếp: Người nội trợ có thể thỏa sức cất trữ, sắp đặt vật dụng phòng bếp ngăn nắp, gọn gàng trong những chiếc tủ bếp hiện đại hay truyền thống.
-    Tủ đựng đồ: Tăng thêm không gian lưu trữ cho phòng bếp với nhiều giá kệ đa năng, tiện ích.
-    Thiết bị hút mùi: Thiết bị hút mùi giúp phòng bếp loại bỏ những mùi khó chịu trong quá trình vệ sinh sơ chế, nấu nướng. Thiết bị hút mùi là trang thiết bị hữu ích giúp phòng ăn luôn thơm mát, tươi mới.
-    Thùng rác: lựa chọn vị trí đặt thùng rác và loại thùng rác thích hợp sẽ giúp công việc vệ sinh phòng bếp thêm gọn gàng, an toàn, sạch sẽ.
Ngoài 5 món đồ nội thất này, một căn bếp hoàn chỉnh sẽ không thể thiếu hệ thống đèn chiếu và hệ thống điện để phòng bếp có đầy đủ ánh sáng cũng như ổ cắm, công tắc thích hợp phục vụ cho các thiết bị phòng bếp.

Phòng bếp với thiết bị đầy đủ, tiện nghi, phục vụ đắc lực cho chị em phụ nữ

Mầu sắc nội thất phòng bếp
Nội thất phòng bếp màu trắng
Phòng bếp với tông màu trắng toát lên sự sang trọng, sáng sủa, thể hiện sự sạch sẽ, gọn gàng, tỉ mỉ của người nội trợ.


Nội thất phòng bếp tông trầm
Phòng bếp với tông màu trầm như nâu, ghi, xám, đen … mang lại sự sang trọng, ấm cúng. Nhược điểm của phòng bếp sẽ được che dấu tài tình nhờ lớp áo màu này.


Cách phối mầu cho phòng bếp
3 cách mà Nhà Việt Phong Thủy gợi ý sau đây chắc sẽ giúp ích cho bạn giải bài toán phối màu cho phòng bếp!

♦ Phối màu cho phòng bếp diện tích nhỏ: Diện tích nhỏ là điểm hạn chế cho phòng bếp. Để tạo độ rộng rãi cho không gian, chủ nhà nên chọn tông màu sáng, thiết kế mở.

♦ Phối màu theo ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ):
Mệnh kim: phối màu trắng, bạc, vàng
Mệnh Mộc: phối màu xanh lục
Mệnh Thủy: phối màu lam, đen, xám
Mệnh Hỏa: phối màu hồng phấn, cam, đỏ
Mệnh Thổ: phối màu tím, vàng, nâu

♦ Phối màu theo tỷ lệ 60-30-10: 60% màu chủ đạo, 30% màu cấp 2, 10% màu nhấn

Tùy vào sở thích, phong cách thiết kế và niềm tin vào phong thủy của mỗi gia chủ để kiến trúc sư đưa ra những tư vấn phối màu phù hợp với căn bếp và tổng thể chung của công trình.

Phong thủy nhà bếp tài lộc

Nơi giữ lửa hạnh phúc, ấm no nên căn bếp rất được chủ nhà quan tâm đến phong thủy. Một số yếu tố phong thủy nhà bếp cần lưu ý để mang lại bình an, tài lộc cho gia đình!
Bếp nấu: 
-    Không nên đặt bếp nấu ở giữa máy giặt, bồn rửa bát vì bếp nấu mang tính hỏa, máy giặt, bồn rửa mang yếu tố thủy, như vậy sẽ gây xưng khắc cho căn nhà.
-    Không đặt bếp đối diện với cửa (cửa chính, cửa phụ, cửa sổ) vì luồng gió bên ngoài sẽ thổi vào mang mùi dầu mỡ, thức ăn hỗn hợp đi khắc căn nhà, gây khó chịu. Ngoài ra, nếu bất cẩn, còn gây ra hỏa hoạn.
-    Bố trí bếp với thiết bị làm sạch không khí để không khí luôn tươi mới, sạch mùi thức ăn.
-    Lắp đặt đèn, trang thiết bị chiếu sáng để khu vực bếp nấu được chiếu sáng tốt, tránh tối tăm, ẩm mốc.

Bàn ăn:
-    Tối kỵ đặt bàn ăn và bàn thờ (gia tiên, thần) trên một đường thẳng.
-    Tránh đặt bàn ăn gần cửa ra vào, nên đặt khuất thì tốt hơn.
-    Chọn bàn không có góc nhọn để tạo sự gắn kết, hòa thuận trong gia đình.

Bồn rửa bát:
Không đặt bồn rửa đối diện hoặc quá gần bếp để tránh gây xung khắc, tiêu tán vượng khí.

Hũ gạo
Hũ gạo trong phòng bếp tượng trưng cho tài sản của gia đình. Đặt hũ gạo vị trí phù hợp cũng là cách giúp gia chủ hút tiền tài, sinh phúc lộc. Do vậy, hũ gạo nên để những nơi khuất tầm nhìn, như góc bếp, tránh đặt ở nơi dễ nhìn thấy.
Gạo là lương thực, thuộc hành Thổ, nên đặt hũ gạo hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc, không nên đặt hướng Đông, hoặc Đông Nam (thuộc hành Mộc, mà Mộc khắc Thổ)
Hũ gạo đặt ở nơi cao, thoáng, khô ráo sẽ giúp sinh tiền tài, tránh xui xẻo, công danh nở rộ.

Tủ lạnh
Tủ lạnh đựng lương thực, thực phẩm, thức ăn, cũng được coi là tài sản của gia đình. Tủ lạnh đầy tượng trưng cho sự thịnh vượng, tiền tài dồi dào. Tủ lạnh để rỗng khiến tiền tài hao hụt. Bếp nấu thuộc hành Hỏa, tủ lạnh thuộc hành Kim, nên tủ lạnh nên đặt cách xa bếp khoảng 2m để tránh gây xung khắc.

Bàn thờ Táo Quân
Bàn thờ Táo Quân đặt đúng cách trong phòng bếp đem lại sự ấm no, đầy đủ cho gia đình. Bàn thờ nên đặt trên bếp, hoặc nếu không gian phía trên hẹp thì có thể đặt bàn thờ ở góc bếp phía Nam. Đặt bàn thờ cùng hướng với bếp, gần bếp và không đặt trên bồn rửa bát.

Nhà Việt Phong Thủy hi vọng những thông tin hữu ích về thiết kế nội thất phòng bếp trên đây sẽ là nguồn tham khảo quý giá không chỉ cho người chủ gia đình mà cả những người phụ nữ của họ tìm được ý tưởng thiết kế cho không gian phòng bếp. Ngọn lửa hạnh phúc sẽ mãi rực cháy, không bao giờ nguội lạnh!

Quý khách hàng cần tư vấn cụ thể hơn nữa về mẫu mã, cách bố trí hay còn bất kỳ thắc mắc băn khoăn nào, vui lòng gửi thông tin về cho Nhà Việt Phong Thủy, đội ngũ kiến trúc sư sẵn lòng hộ trợ 24/7!

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Nội dung