Thiết kế nhà phố vừa ở vừa kinh doanh – 5 sai lầm thường thấy

Danh mục bài viết
Nhà phố vừa ở vừa kinh doanh là lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình nhằm tận dụng tối đa đất vàng tại các đô thị. Tuy nhiên, nhiều chủ nhà lại mắc những sai lầm đáng tiếc khi thiết kế nhà phố vừa ở vừa kinh doanh này. Kiến trúc Nhà Việt Phong Thủy xin chỉ ra 5 sai lầm thường thấy khi thiết kế loại hình nhà phố này để chủ nhà có những suy ngẫm và tránh mắc phải để nhà ở kết hợp kinh doanh thực sự giúp làm ăn khởi phát – gia đình đại cát, đại lợi.

5 sai lầm thường gặp của chủ nhà khi thiết kế nhà phố vừa ở vừa kinh doanh

Đây là 5 sai lầm thường gặp khi thiết kế nhà phố vừa ở vừa kinh doanh mà Kiến trúc Nhà Việt Phong Thủy đúc rút ra được trong hơn 10 năm làm nghề:

1. Tự thiết kế, đi xin bản thiết kế 

Trong hơn 10 năm thiết kế và thi công, Kiến trúc Nhà Việt Phong Thủy nhận thấy khoảng 11% khách hàng tìm đến nhờ tư vấn sửa chữa và cải tạo ngôi nhà họ tự xây hoặc lấy mẫu nhà từ hàng xóm hay trên mạng. Trong quá trình xây thô và đi vào sử dụng, họ nhận thấy những bất cập như phòng tối quá, nơi quá rộng, nơi quá hẹp, dây chuyền công năng bị đảo lộn, giao thông chồng chéo…
 
Với nhà ở nói chung đã vậy, với nhà phố vừa ở vừa kinh doanh, những bất cập này còn ảnh hưởng tiêu cực đến không gian dành cho kinh doanh và sự riêng tư của khu vực sinh hoạt gia đình. Khách hàng không nhìn được bức tranh tổng thể trước khi xây, mà chỉ lắp ghép chi tiết từng không gian vào nên không tránh khỏi những sai lầm về mặt bố trí công năng, thậm chí là cả phong thủy..
 
Kiến trúc là một ngành đặc thù, sản phẩm làm theo nhu cầu, sở thích của từng khách hàng. Đặc biệt với những khách hàng tin vào phong thủy, tuổi tác, việc xem hướng cửa, bếp, bàn thờ …, chưa kể hướng nắng, hướng gió … đều phải được thiết kế khác biệt và cá nhân hóa.
 
Nhiều chủ nhà tiếc tiền thiết kế, tự mình thiết kế hay đi xin (hay sao chép) bản thiết kế của người khác khiến sau khi xây xong, vào ở mới thấy bất cập, lãng phí, mất thẩm mỹ, thậm chí còn khiến gia đình lục đục. Chi phí sửa chữa, đập phá khi đó có khi còn gấp vài lần chi phí thuê kiến trúc sư thiết kế. Hãy điều chỉnh trên chính bản vẽ của kiến trúc sư hay vì phải dùng búa để đập bỏ công trình, như Frank Lloyd đã từng nói.
Phá dỡ, sửa chữa là điều không tránh khỏi khi tự thiết kế hoặc copy thiết kế

2. Coi nhẹ các biện pháp an toàn, thậm chí phớt lờ phòng cháy chữa cháy

Theo baotintuc.vn – “Thống kê của Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an) cũng cho thấy những diễn biến phức tạp: Trong quý I/2021, trên toàn quốc xảy ra 627 vụ cháy nhà dân, chiếm 36,34% tổng số vụ cháy. Đã xảy ra các vụ cháy tại khu vực dân cư, nhà ở kết hợp kinh doanh với đặc điểm chủ yếu của các công trình là dạng nhà ống liên kế có thể kết hợp vừa để ở, vừa sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ.”
Đây là những con số thống kê thực tế nên lên sai lầm phổ biến của một số hộ gia đình vừa ở vừa kinh doanh. Thiệt hại về tài chính có thể không quá lớn, nhưng những mất mát về người là vô cùng nghiêm trọng.

 
Nhà ở kết hợp kinh doanh có tính chất phức tạp hơn nhà ở đơn thuần, lượng người ra vào, tham gia vào các giao dịch mua bán phức tạp hơn, giá trị tài sản hàng hóa lớn hơn nên chủ nhà nên có sự quan tâm nhất định đến vấn đề an ninh, an toàn và phòng cháy chữa cháy.
 
Trong quá trình làm việc, kiến trúc sư Nhà Việt Phong Thủy sẽ tư vấn khách hàng các giải pháp về an toàn đường điện, bố trí dây chuyền công năng hợp lý, phân khu rõ ràng, hệ thống giám sát an ninh và các biện pháp phòng cháy chữa cháy cũng được thiết kế chi tiết và cụ thể trong bản vẽ để đảm bảo an toàn cho cả gia đình và đề phòng khi có sự cố xảy ra. Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”!
“Bà hỏa” ghé thăm nhà phố vừa ở vừa kinh doanh – Nguồn VOV

3. Tính toán công năng, điện nước, khả năng chịu lực trước mắt, ngắn hạn

Một ngôi nhà có thể trường tồn hơn 50 năm. Vì thế chủ nhà nên được tư vấn tính toán để có thể sử dụng hợp lý, lâu dài, thậm chí có sự thay đổi về nhân sự hay mục đích sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nhà phố vừa ở vừa kinh doanh.
 
Đa phần người làm kinh doanh có tầm nhìn xa. Họ có chiến lược kinh doanh cố định hoặc thay đổi theo từng thời kỳ. Từ đó, ngôi nhà nên được kiến trúc sư tư vấn để thiết kế công năng, hệ thống điện nước, khả năng chịu lực cho những tính toán tương lai lâu dài, chứ k riêng gì ngắn hạn trước mắt.
 
Nhiều chủ nhà chưa nhận thấy nhu cầu phát sinh trong tương lai, nhưng khi trò chuyện cởi mở và 2 bên đã hiểu được phần nào về nhau, Kiến trúc Nhà Việt Phong Thủy sẽ tư vấn để giúp khách hàng có những dự trù trước cho tương lai, tận dụng tối đa công năng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí nhất cho ngôi nhà.

4. Chọn phong cách thiết kế không phù hợp với mặt hàng kinh doanh

Bạn yêu thích nhà ở phong cách thô mộc, tối giản nhưng lại kinh doanh mặt hàng xa xỉ.
Bạn bán hàng rẻ tiền nhưng lại thích nhà ở phong cách Pháp sang trọng, cầu kỳ.
 
Sản phẩm kinh doanh là của bạn, cũng như bạn có toàn quyền quyết định phong cách thiết kế ngôi nhà mình. Nhưng nếu ngôi nhà đó bạn xây với mục đích vừa ở vừa kinh doanh, thì bạn nên tham khảo kiến trúc sư về lựa chọn phong cách thiết kế chứ không nên tự ý đưa vào phong cách mình yêu thích nhưng không phù hợp với mặt hàng kinh doanh.
 
Khi không gian sơ sài, khách hàng của bạn sẽ không đánh giá cao hàng hóa mà bạn bán.
Ngược lại, khi nhìn vào một mặt tiền sang trọng, xa hoa, họ sẽ không nghĩ hàng bạn bán giá rẻ.
Phong cách thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh vì vậy mà trở nên vô cùng quan trọng. Nó cũng góp phần quyết định đến công việc làm ăn của bạn có thành công hay không.
 
Kiến trúc Nhà Việt Phong Thủy gặp phải không ít khách hàng có nhu cầu thiết kế theo phong cách họ yêu thích, nhưng lại không phù hợp với mặt hàng họ kinh doanh. Đây cũng là bài toán thú vị để kiến trúc sư đưa ra phương án thiết kế hợp lý thuyết phục khách hàng.

5. Thuê thiết kế, nhưng vẫn bỏ qua những lời khuyên của Kiến trúc sư

Cứ 9 gia đình làm nhà thì có đến 8 nhà mắc sai lầm này. Vì chúng ta có rất nhiều hàng xóm tốt bụng ghé thăm và cho 9 vạn lời khuyên. Vì trong quá trình thi công, thợ xây bảo thế này chưa đúng, thế kia không ổn dù bản vẽ họ còn chưa đọc hiểu trôi chảy…
 
Hàng xóm, người thân của bạn đều có ý tốt, chân thành. Điều đó không thể phủ nhận! Nhưng vấn đề ở đây là họ không sống, không kinh doanh trong chính căn nhà của bạn. Họ không hiểu điều bạn mong muốn thực sự ở căn nhà này là gì, số tiền bỏ ra bao nhiêu, phục vụ mục đích gì … Họ chỉ nhận xét ở phần ngọn, theo “kinh nghiệm” của họ. Nhưng kinh nghiệm đó có thể phù hợp với nhà họ, nhưng hoàn toàn không thể áp dụng cho nhà bạn.
 
Chữa bệnh nên chữa từ gốc. Làm nhà, một khi đã tin tưởng thuê đơn vị thiết kế, bạn nên toàn tâm toàn ý tin tưởng, hợp tác và lắng nghe để những người có chuyên môn ngành tư vấn được chính xác nhất. Bạn hoàn toàn có quyền phản biện, nhưng khi đã chốt phương án, thì yên tâm làm tới cùng, tránh “đẽo cày giữa đường” hay tự mình lãng phí tiền thuê thiết kế, còn chuốc thêm lo lắng vào người.
 
Kiến trúc sư cũng phải lao động vừa trí óc vừa chân tay với tinh thần yêu nghề và thái độ làm việc chuẩn mực, nghiêm túc mới có thể tạo ra những sản phẩm tốt cho xã hội… Họ phải trải qua quá trình học đại học 5 năm, ra trường phải có thêm 5 năm kinh nghiệm để được cấp Chứng chỉ Hành nghề. Ít nhất cũng phải 10 năm để có cả lý thuyết, trình độ tay nghề và kinh nghiệm thực tế. Kiến thức, kinh nghiệm của họ qua những lời tư vấn, lời khuyên quý giá thì bạn đừng nên bỏ qua khi quyết định làm nhà.
Bà chủ vườn Lan Hồ Điệp Việt Trì quyết xây nhà 2 tầng hiện đại nghe theo lời Kiến trúc sư

5 lưu ý khi thiết kế nhà phố vừa ở vừa kết hợp kinh doanh 

Nhà phố kết hợp kinh doanh buôn bán là mô hình ngày càng phổ biến đặc biệt với các căn nhà có lợi thế mặt tiền. Tuy nhiên khi lựa chọn thiết kế mô hình kinh doanh này gia chủ cần phải lưu ý các yêu tố cân bằng giữa kinh doanh và nhà ở dưới đây, để căn nhà của mình thực sự hoàn chỉnh.

1. Yếu tố an ninh, an toàn

Khi thiết kế bất cứ ngôi nhà nào yếu tố này luôn phải đặt lên hàng đầu, đặc biệt là với những ngôi nhà có kết hợp kinh doanh. Bạn nên đặc biệt lưu ý lối cửa chính với hai lớp cửa sắt và kính cũng như nên lắp các hệ thống theo dõi camera quan sát để đảm bảo an ninh tránh trộm cắp. 
Bên cạnh đó đặc biệt lưu ý thiết kế nhà phải đạt an toàn phòng cháy chữa cháy ngay từ đầu để tránh chi phí cải tạo phát sinh về sau. 

2. Đặc điểm loại hình kinh doanh

Bạn cần thiết kế sao cho phù hợp với đa số loại hình kinh doanh từ văn phòng, showroom, tiệm ăn, tạp hoá để không phải cải tạo nhiều là đã giải quyết vấn đề mấu chốt của cả gia chủ tự kinh doanh hay những người đến thuê lại mặt bằng. Tránh được rất nhiều chi phí không cần thiết mà lại tăng được giá thuê mặt bằng. 

3. Sự riêng tư, sinh hoạt gia đình

Gia chủ nên tận dụng lợi thế nhà ống với chiều sâu đặc trưng để phân chia không gian rành mạch để đảm bảo tính độc lập cho việc kinh doanh và sự riêng tư cho sinh hoạt gia đình. Có thể phân chia cầu thang, lối đi hay vách ngăn hợp lý ở những không gian chung để giải quyết vấn đề này.

4. Lựa chọn vật liệu phù hợp với mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh

Với những nhà kết hợp kinh doanh thì mặt tiền căn nhà cần được thoáng đãng, hạn chế xây tường bê tông mà thay vào đó là hệ nhôm, kính tạo cảm giác rộng rãi và giúp căn nhà có nhiều ánh sáng tự nhiên.
 
Với những gia chủ thích ốp trang trí mặt tiền nên chọn những loại gạch men trơn, nhẵn tránh loại nhám, sần sùi dễ bám bụi, rêu mốc khó vệ sinh và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà. 
 
Với những nhà cho thuê nửa diện tích sàn thì các vách ngăn thạch cao, nan gỗ sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ, công năng.

5. Tính thẩm mỹ cho mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh

Cần có thiết kế nhất quán tổng thể ngồi nhà để đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất không chỉ cho không gian sống mà còn gia tăng sự sang trọng cho khu vực kinh doanh. Bạn cũng nên lưu ý các chi tiết nhỏ như thiết kế sẵn nơi đặt bảng hiệu sao cho vừa thu hút khách hàng, vừa đảm bảo tính an toàn và  không gây phiền hà cho hàng xóm kế bên. 
 
Trên đây là 5 lưu ý quan trọng mà bạn nên nắm ngay từ đầu để lên ý tưởng thiết kế cho ngôi nhà của mình một cách hợp lý nhất và đặc biệt tránh được các phát sinh chi phí cải tạo sau này

Tham khảo các mẫu thiết kế nhà phố vừa ở vừa kinh doanh tiêu biểu trong 3 tháng qua

Mẫu nhà phố 3 tầng kết hợp kinh doanh


Xem chi tiết bản thiết kế nhà phố 3 tầng vừa ở kết hợp kinh doanh

Thiết kế nhà 2 mặt tiền kinh doanh


Mẫu thiết kế nhà phố 2 mặt tiền kết hợp kinh doanh độc đáo tại Yên Bái

Mẫu nhà phố bán hầm kết hợp kinh doanh

Nhà phố mặt tiền 10m kinh doanh

Xem ngay bản thiết kế chi tiết nhà phố vừa ở kết hợp kinh doanh mặt tiền 10m2
 
Kiến trúc Nhà Việt Phong Thủy có đội ngũ kiến trúc sư được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm từ 2 năm đến trên 10 năm, thiết kế và thi công nội ngoại thất 105 công trình thiết kế kiến trúc nhà ở kết hợp kinh doanh trên tổng số  320 công trình trong 5 năm qua.

Ưu điểm khi lựa chọn Nhà Việt Phong Thủy thiết kế nhà phố vừa ở vừa kinh doanh:
 ♦  Thiết kế chắt lọc
phù hợp với loại hình kinh doanh, kết hợp phát triển ý tưởng theo phong cách yêu thích.
 ♦  Tận dụng tối đa mặt tiền
để phục vụ kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo không gian riêng tư, tách biệt cho gia đình thuận tiện sinh hoạt.
♦   Ưu việt hệ thống điện, nước, kết cấu chịu lực ...
đáp ứng nhu cầu sử dụng trước mắt và dự tính tương lai lâu dài.
♦  Đảm bảo an ninh
từ ngay thiết kế ngoại thất và hệ thống camera. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy cũng được tính toán vừa đủ để đề phòng rủi ro.
 ♦  Kích tài lộc
vào nhà nhờ phong thủy hanh thông.

Sự uy tín và chất lượng của Nhà Việt Phong Thủy đã được kiểm chứng qua 13 năm kinh nghiệm. Với nhiều sản phẩm thiết kế mang lại sự hài lòng cho khách hàng trên toàn quốc và những công trình thi công tại Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước với chất lượng cực kì tốt bền vững qua nhiều năm. Hãy đặt niềm tin vào chúng tôi và nhận lại sản phẩm ưng ý nhất.
 

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Nội dung